CO CQ là gì? Tại sao quan trọng trong xuất nhập khẩu?

Ngày tạo: 2024-07-09 16:49:13

CO CQ là hai khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Nếu bạn đã nghe qua về hai loại giấy chứng nhận CO và CQ nhưng chưa thực sự hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của chúng, hãy cùng Vietnam Logistics tìm hiểu dưới bài viết dưới đây để nắm bắt kiến thức bổ ích này.

 

1. CO CQ là gì? 

 

CO (C/O) là tên viết tắt tiếng Anh của Certificate of Origin, tức giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Đây là tài liệu chứng minh nguồn gốc sản xuất của hàng hoá được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hoá xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. Chứng nhận CO phải tuân thủ theo quy định của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu, do đó mà cũng có nhiều mẫu form CO khác nhau tuỳ vào thị trường xuất nhập khẩu.

 

Giấy chứng nhận CO thường có các nội dung chủ yếu sau:

 

- Tên văn bản cụ thể: CERTIFICATE OF ORIGIN.

 

- Thông tin nhà sản xuất: Tên và thông tin cụ thể đi kèm.

 

- Thông tin nước thứ 3 xuất nhập khẩu (nếu có).


- Thông tin bên mua: Tên và thông tin cụ thế đi kèm.


- Thông tin hàng hóa: Thông tin cụ thể các hàng hóa.


- Thời gian: Ghi rõ thời gian thực hiện đơn hàng.


- Các dấu mộc, chữ ký: Các dấu mộc hoặc chữ ký của nhà sản xuất.

 

Mẫu chứng nhận nguồn gốc xuất xứ - CO

Mẫu CO form E

 

 

 

CQ (C/Q) là tên viết tắt tiếng Anh của Certificate of Quality, tức giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Đây là tài liệu xác nhận hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế được cấp bởi nhà sản xuất hoặc các tổ chức kiểm định độc lập. 

 

Giấy chứng nhận CQ thường có các nội dung chủ yếu sau:

 

- Tên văn bản cụ thế: CERTIFICATE OF QUALITY.


- Thông tin nhà sản xuất: Tên và thông tin cụ thể đi kèm.


- Thông tin bên mua: Tên và thông tin cụ thế đi kèm.


- Thông tin cơ quan giám định thứ 3 (nếu có).


- Thông tin hàng hóa: Thông tin cụ thể các hàng hóa.


- Thời gian & địa điểm xuất hàng: Ghi rõ thời gian thực hiện đơn hàng.


- Các dấu mộc, chữ ký: Các dấu mộc hoặc chữ ký của nhà sản xuất.

 

Mẫu chứng nhận chất lượng sản phẩm - CQ

 

Mẫu CQ

 

 

2. Tại sao CO CQ quan trọng trong xuất nhập khẩu?

 

Một lô hàng xuất nhập khẩu có thể có một trong hai loại giấy tờ này, hoặc có cả hai. Ngoài ra, cũng có trường hợp không bắt buộc có CO hay CQ kèm theo trong bộ hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá, tuỳ thuộc vào loại hàng hoá cụ thể.

 

Mục đích chính của CO là xác nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nhằm xác minh hàng hoá không phải là hàng hoá trôi nổi, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc cung cấp các mẫu CO giúp doanh nghiệp hưởng các ưu đãi về thuế theo các thoả thuận trong các hiệp định thương mại giữa các quốc gia. 

 

Chứng nhận chất lượng CQ được sử dụng nhằm mục đích chứng minh uy tín của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các thông số đã công bố. Điều này đồng thời tạo niềm tin về sự an toàn và chất lượng của sản phẩm cho khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ trên thị trường.

 

3. Các loại giấy chứng nhận CO phổ biến tại Việt Nam

 

Để có thể hưởng các ưu đãi về thuế quan, bạn cần xác định loại form CO phù hợp tuỳ thuộc vào từng lô hàng cụ thể. Hiện nay có một số form CO (C/O) phổ biến tại Việt Nam bao gồm:

 

- C/O form A áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế phổ cập GPS.

 

- C/O form B áp dụng cho hàng xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi.

 

- C/O form D được cấp cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệu định CEPT.

 

C/O form E dành cho hàng hóa từ các nước ASEAN -Trung Quốc.

 

- C/O form EAV dành cho hàng hóa các nước Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu.

 

- C/O form AK dành cho hàng hóa từ các nước ASEAN – Hàn Quốc.

 

- C/O form KV dành cho hàng hóa từ Việt Nam - Korea.

 

- C/O form AJ dành cho hàng hóa từ ASEAN – Nhật Bản.

 

- C/O form VJ dành cho hàng hóa từ Việt Nam – Nhật Bản.

 

- C/O form AI dành cho hàng hóa từ ASEAN - Ấn Độ.

 

- C/O form S dành cho Việt Nam – Lào, Việt Nam - Campuchia.

 

- C/O form DA59 dành cho Việt Nam – Nam Phi.

 

- C/O form EUR.1 dành cho Việt Nam – Châu Âu theo hiệp định EVFTA.

 

- C/O form ICO dành cho các sản phẩm cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước.

 

4. Cơ quan cấp CO

 

Hiện nay Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp CO. Bộ Công Thương ủy quyền cho các đơn vị cơ quan để cấp theo thẩm quyền. Các cơ quan được Bộ Công Thương ủy quyền bao gồm:

 

- VCCI cấp CO form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexco III.

 

- Các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương cấp CO form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S, EUR.1.

 

- Các Ban quản lý KCN-KCX được Bộ công thương ủy quyền cấp CO form D, E, AK...

 

Liên hệ Vietnam Logistics - Vận chuyển chính ngạch Trung Quốc nếu bạn có nhu cầu vận chuyển và tư vấn các dịch vụ khai báo hải quan, kho bãi,... hàng hoá Trung - Việt qua hotline 0944.579.420.