FCL và LCL là gì? So sánh hàng nguyên container FCL và hàng ghép LCL

Ngày tạo: 2025-06-02 17:35:46

Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế, đặc biệt là bằng đường biển, doanh nghiệp thường phải lựa chọn giữa hai phương thức: FCL (Full Container Load) và LCL (Less than Container Load). Vietnam Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hình thức này, từ đó tối ưu chi phí, thời gian và đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

 

FCL và LCL là gì?

 

FCL (Full Container Load) và LCL (Less than Container Load) là hai phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến trong lĩnh vực logistics quốc tế. Có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau:

 

FCL (Full Container Load): Là hình thức vận chuyển trong đó một container chỉ chứa hàng của một chủ hàng duy nhất. 

 

LCL (Less than Container Load): Là hình thức vận chuyển khi lô hàng không đủ để lấp đầy một container, nên sẽ được ghép chung với hàng của nhiều chủ hàng khác để chia sẻ chi phí vận chuyển. 

 

FCL và LCL là gì?

 

So sánh giữa hàng nguyên container FCL và hàng lẻ LCL

 

Khối lượng hàng hoá

 

Khối lượng hàng hóa FCL: Nếu hàng hoá có thể lấp đầy nguyên container, người gửi hàng sẽ sử dụng FCL (Full Container Load), tức thuê trọn một container cho riêng lô hàng của mình. Đây là hình thức lý tưởng cho các doanh nghiệp có sản lượng lớn, ổn định, cần vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn trong một lần.

 

Khối lượng hàng hóa LCL: Khi hàng hóa không đủ để lấp đầy nguyên container, người gửi hàng có thể lựa chọn hình thức LCL (Less than Container Load), tức là ghép chung nhiều lô hàng nhỏ từ các khách hàng khác nhau vào cùng một container. Hình thức này đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có sản lượng nhỏ, không ổn định, khối lượng hàng hoá hay thay đổi theo từng đợt.

 

Quyền sử dụng container

 

Quyền sử dụng container FCL: Toàn bộ container thuộc quyền sử dụng của một chủ hàng duy nhất. Chủ hàng có thể quyết định thời gian và địa điểm đóng hàng; cách sắp xếp, phân bổ hàng hóa và lựa chọn loại container phù hợp với tính chất hàng hoá.

 

Quyền sử dụng container LCL: Nhiều chủ hàng cùng chia sẻ chung một container, nên không ai có quyền kiểm soát toàn bộ container mà chỉ chịu trách nhiệm và có quyền đối với phần hàng của mình. Container thường thuộc quyền quản lý của đơn vị gom hàng (consolidator) hoặc công ty vận chuyển, chịu trách nhiệm đóng ghép, vận chuyển và tách hàng tại điểm đến. 

 

Quyền sử dụng container FCL và LCL

 

Quy trình vận chuyển

 

Quy trình vận chuyển FCL: Trên thực tế, hàng hóa đi theo diện FCL thường được bốc xếp lên container tại chính kho của chủ hàng. Sau đó, container được niêm phong và vận chuyển thẳng đến cảng để làm thủ tục xuất khẩu. Sau khi tàu cập cảng đích, container tiếp tục được giao nguyên kiện đến địa chỉ người nhận mà không cần qua bước tách hàng.

 

Quy trình vận chuyển LCL: Hàng hóa của nhiều chủ hàng được gửi đến kho CFS để tiến hành gom và đóng chung vào một container. Sau khi container đầy, hàng được niêm phong và vận chuyển ra cảng để làm thủ tục xuất khẩu. Đến cảng đích, container tiếp tục được đưa về kho CFS để tách hàng rồi thực hiện giao đến từng chủ hàng.

 

Thời gian vận chuyển 


Thời gian vận chuyển FCL: Thời gian vận chuyển thường ổn định và liền mạch vì hàng hóa không cần qua các khâu trung gian như gom hoặc phân loại hàng.

 

Thời gian vận chuyển LCL: Thời gian vận chuyển dễ biến động và thường kéo dài hơn, do phải chờ gom đủ hàng từ nhiều chủ hàng trước khi đóng container, và mất thêm thời gian để tách hàng sau khi đến nơi.

 

Chi phí vận chuyển

 

Chi phí vận chuyển FCL: Chi phí thuê nguyên một container có thể khá cao, nhưng nếu bạn có đủ hàng để lấp đầy thì tổng chi phí tính trên mỗi khối (m³) hoặc mỗi kilogram (kg) sẽ rẻ hơn. Ngoài ra, vì không phải qua các khâu gom hàng, phân loại hay tách hàng nên bạn sẽ không mất thêm nhiều chi phí phát sinh.

 

Chi phí vận chuyển LCL: Với những lô hàng nhỏ, bạn chỉ phải trả phí dựa trên thể tích hoặc trọng lượng thực tế. Tuy nhiên, vì phải ghép hàng với nhiều chủ khác nên sẽ có thêm các khoản phí cố định như phí kho CFS, phí đóng ghép, phí xử lý, tách hàng… Những khoản phí này khiến chi phí trên mỗi đơn vị hàng hóa thường cao hơn so với đi nguyên container.

 

Chi phí vận chuyển FCL và LCL

 

Rủi ro hàng hoá

 

Rủi ro hàng hóa FCL: Với ưu điểm không bị trộn lẫn với hàng hoá khác, giúp hạn chế tối đa nguy cơ va đập, hư hỏng hoặc nhiễm mùi từ các loại hàng hóa không tương thích và rủi ro về mất mát, nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển.

 

Rủi ro hàng hóa LCL: Nguy cơ xảy ra các vấn đề như va chạm, đổ vỡ, biến dạng hay nhiễm mùi, dính các chất khác do hàng hoá khác bị rò rỉ cao hơn. Ngoài ra, về rủi ro mất hàng hoặc nhầm lẫn trong khâu tách hàng có thể xảy ra nhiều hơn so với hình thức FCL.

 

Trách nhiệm vận chuyển

 

Trách nhiệm vận chuyển FCL:  Việc xác định trách nhiệm giữa các bên (chủ hàng - hãng tàu - đơn vị vận chuyển) thường giúp việc khiếu nại và bồi thường rõ ràng và đơn giản hơn trong trường hợp hàng hoá bị hư hỏng, mất mát hay chậm trễ giao hàng. 


Trách nhiệm vận chuyển LCL: Việc xác định bên chịu trách nhiệm có thể phức tạp hơn do liên quan đến nhiều bên: chủ hàng khác, đơn vị gom hàng, kho CFS, hoặc hãng tàu. Dù có bảo hiểm, việc khiếu nại và yêu cầu bồi thường 
vẫn có thể kéo dài và gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình xử lý.



Để giúp bạn dễ dàng nắm bắt sự khác biệt giữa hai hình thức vận chuyển FCL và LCL, dưới đây là bảng so sánh các tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất:

 

Tiêu chí 

FCL

LCL

Khối lượng hàng hoá

Hàng hóa đủ để lấp đầy nguyên container

Hàng hóa không đủ để lấp đầy container

Quyền sử dụng container

Hàng hoá chỉ của một chủ hàng, có quyền sử dụng container riêng biệt

Nhiều chủ hàng hoá cùng chia sẻ container

Quy trình vận chuyển

Đóng hàng trực tiếp tại kho riêng và vận chuyển thẳng, không qua khâu gom hoặc tách hàng

Cần chuyển hàng đến kho CFS, chờ gom hàng, có thêm các bước xử lý và đóng ghép.

Thời gian vận chuyển 

Ổn định và liền mạch 

Dễ biến động, lâu hơn 

Chi phí vận chuyển

Chi phí rẻ hơn nếu doanh nghiệp có sản lượng hàng hóa lớn, ổn định và đều đặn.

Chi phí cao hơn do nhiều khoản phí cố định khác, nhưng phù hợp với các lô hàng nhỏ hoặc khi sản lượng biến động theo từng đợt.

Rủi ro hàng hoá

Rủi ro thấp

Rủi ro cao hơn do xếp chung với nhiều hàng, dễ va chạm hư hỏng

Trách nhiệm vận chuyển

Dễ xác định trách nhiệm nếu xảy ra sự cố

Tỷ lệ phát sinh tranh chấp cao hơn bởi liên quan đến nhiều bên (các chủ hàng khác - hãng tàu - đơn vị vận chuyển)

 

Giải đáp thắc mắc các câu hỏi thường gặp về FCL và LCL 

 

1. Tôi là chủ hàng muốn thuê nguyên container để vận chuyển FCL thì sẽ tìm ở nguồn nào?

 

Tùy theo cách thức vận chuyển và đơn vị mà họ làm việc, chủ hàng có thể thuê container từ các hãng tàu (shipping lines) hay đơn vị giao nhận (forwarder hoặc công ty logistics)

 

2. Tôi có thể gửi hàng LCL từ nhiều địa chỉ gom khác nhau không?

 

Có thể, nhưng bạn cần liên hệ trước với đơn vị vận chuyển để lên kế hoạch gom hàng phù hợp và tính toán chi phí.

 

3. Bao nhiêu CBM thì nên chuyển từ LCL sang FCL?

 

Thông thường từ 13–15 CBM trở lên, bạn nên cân nhắc chuyển sang FCL vì chi phí chia theo đơn vị hàng hóa sẽ thấp hơn.

 

4. Khai báo hải quan đối với hàng lẻ LCL như nào?

 

Khai báo hải quan với hàng LCL diễn ra riêng biệt cho từng chủ hàng, mỗi người tự làm tờ khai và chuẩn bị bộ chứng từ của mình. Đơn vị gom hàng sẽ lập manifest phân loại rõ từng lô. Sau khi container đến, hàng được tách ra và từng chủ hàng làm thủ tục thông quan riêng. 

 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, Vietnam Logistics cam kết mang đến cho quý khách dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quý khách vui lòng liên hệ Vietnam Logistics tại tại đây để được tư vấn cụ thể và lựa chọn hình thức vận chuyển FCL hoặc LCL phù hợp nhất với lô hàng của mình. 

 

Thông tin liên hệ

 

Email: vietnamlogistics.com.vn@gmail.com 

Hotline: 0944.579.420

Facebook: Vietnam Logistics  

Zalo OA: Vietnam Logistics - Nhập hàng Trung Quốc 

Địa chỉ VPGD: 86 Nguyễn Ngọc Nại, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội