Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển, với nhiều cảng nằm trong top đầu thế giới như Thượng Hải, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến, Thiên Tân, Quảng Châu... Mỗi cảng có thế mạnh riêng, giúp doanh nghiệp Việt tối ưu điểm gom hàng, chi phí và thời gian vận chuyển. Cùng Vietnam Logistics khám phá top 10 cảng lớn nhất Trung Quốc ngay sau đây.
1. Cảng Thượng Hải (Shanghai Port)

Mã quốc tế: CN SGH
Tên tiếng Anh: Shanghai International Port (Group)
Cảng Thượng Hải không chỉ là cảng biển lớn nhất Trung Quốc mà còn là cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Nằm tại trung tâm đường bờ biển phía Đông Trung Quốc, cửa sông Dương Tử, cảng sở hữu vị trí chiến lược, kết nối trực tiếp các khu vực công nghiệp lớn trong nước với hơn 500 cảng quốc tế trên toàn cầu.
Năm 2023, sản lượng container đạt 49,15 triệu TEU, giữ vững vị trí số 1 toàn cầu liên tiếp 14 năm. Đến năm 2024, sản lượng vượt mốc 50 triệu TEU, đưa Thượng Hải trở thành cảng đầu tiên trên thế giới đạt mức này chỉ trong một năm. Với hệ sinh thái logistics hiện đại, công suất xử lý khổng lồ và mạng lưới kết nối toàn cầu, Cảng Thượng Hải hiện đóng vai trò là trung tâm hàng hải quốc tế và mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc.
Là trung tâm sản xuất và xuất khẩu của ngành máy móc, thiết bị điện tử, linh kiện công nghiệp, Thượng Hải là điểm nhập hàng lý tưởng cho doanh nghiệp Việt. Ngoài ra, với vị trí liền kề các tỉnh công nghiệp trọng điểm như Giang Tô, Chiết Giang, An Huy doanh nghiệp có thể dễ dàng gom hàng từ nhiều nguồn, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian xử lý.
2. Cảng Ninh Ba - Chu Sơn (Ningbo‑Zhoushan Port)

Mã quốc tế: CN NZS
Tên tiếng Anh: Ningbo-Zhoushan Port
Cảng Ninh Ba - Chu Sơn là một trong những cảng chiến lược lớn nhất Trung Quốc, có lịch sử hình thành từ năm 738 thời nhà Đường. Là trung tâm quan trọng của Con đường Tơ lụa trên biển, cảng đã phát triển từ một thương cảng cổ thành một trong những cảng hiện đại và năng động bậc nhất thế giới.
Năm 2024, sản lượng hàng hóa của cảng đạt khoảng 1,377 tỷ tấn, giữ vững vị trí số 1 thế giới về tổng lượng hàng hóa thông qua trong 16 năm liên tiếp. Về container, cảng xử lý 39,3 triệu TEU, xếp thứ 3 toàn cầu sau Thượng Hải và Singapore.
Các khu vực gần cảng chuyên sản xuất dệt may, linh kiện điện tử, đồ gia dụng, thiết bị công nghiệp, đây là điểm lý tưởng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đa ngành của doanh nghiệp Việt. Với hệ thống cảng nước sâu hiện đại, có khả năng tiếp nhận tàu lên tới 400.000 tấn, cảng Ninh Ba - Chu Sơn là đầu mối then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là cửa ngõ thương mại trọng điểm phía Đông của Trung Quốc.
3. Cảng Thâm Quyến (Shenzhen Port)

Mã quốc tế: CN SHE
Tên tiếng Anh: Shenzhen Port
Nằm ở phía nam của Đồng bằng Châu thổ sông Châu Giang, tiếp giáp trực tiếp với Hồng Kông, cảng Thâm Quyến là một trong những đầu mối giao thương quốc tế quan trọng nhất tại miền Nam Trung Quốc. Theo số liệu mới nhất năm 2024, Cảng Thâm Quyến xử lý 29,88 triệu TEU, đứng thứ 4 thế giới về sản lượng container.
Với sản lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đạt 13,5 triệu tấn đứng đầu Trung Quốc, Thâm Quyến không chỉ là trung tâm năng lượng quan trọng mà còn là nơi đặt trụ sở của nhiều “ông lớn” như Huawei, ZTE, BYD. Điều này tạo lợi thế lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao, giá cả cạnh tranh từ các ngành công nghệ, điện tử và công nghiệp hỗ trợ.
Với vị trí gần gũi về địa lý, thời gian vận chuyển từ Thâm Quyến đến Việt Nam chỉ từ 3 – 5 ngày, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí logistics và dễ dàng gom hàng từ các xưởng sản xuất tại Quảng Đông.
4. Cảng Thanh Đảo (Qingdao Port)

Mã quốc tế: CN TAO
Tên tiếng Anh: Qingdao Port International
Nằm bên bờ biển Hoàng Hải, Cảng Thanh Đảo là cửa ngõ chiến lược của vùng Đông Bắc Trung Quốc, kết nối chặt chẽ với các tuyến vận tải xuyên lục địa như Trung Quốc - châu Âu và trục thương mại Thái Bình Dương. Đây là một trong những cảng container và hàng rời lớn nhất thế giới, nổi bật với hệ thống cảng nước sâu và trạm tự động hóa hàng rời quy mô lớn đầu tiên tại châu Á.
Với sản lượng container khoảng 26 triệu TEU, cảng Thanh Đảo nằm trong Top 5 cảng lớn nhất Trung Quốc. Với chuỗi cung ứng tập trung quanh Thanh Đảo, doanh nghiệp Việt có thể gom hàng nhiều từ nhà máy vùng Sơn Đông, nơi sản xuất mạnh các ngành như thép, máy móc, linh kiện, cao su…
Với năng lực xử lý hàng hóa vượt trội, chi phí cạnh tranh, cảng Thanh Đảo là điểm trung chuyển lý tưởng cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ khu vực miền Bắc và Đông Trung Quốc về Việt Nam.
5. Cảng Quảng Châu (Guangzhou Port)

Mã quốc tế: CN GZH
Tên tiếng Anh: Guangzhou Port Group
Là điểm khởi đầu của Con đường Tơ lụa trên biển từ thời nhà Đường, Cảng Quảng Châu là cảng duy nhất trên thế giới vận hành liên tục hơn 2000 năm. Với lịch sử lâu đời và vị trí chiến lược, cảng đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa miền Nam Trung Quốc và các thị trường toàn cầu.
Là nơi tập trung hàng nghìn nhà máy và trung tâm logistics tại các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, đặc biệt trong các lĩnh vực như điện tử, dệt may, thiết bị cơ khí, hóa chất, nội thất, cảng Quảng Châu là đầu mối lý tưởng để doanh nghiệp Việt Nam gom hàng đa ngành với chi phí vận chuyển tối ưu.
Ngoài ra, cảng còn nổi bật về dịch vụ ô tô xuất khẩu, vận chuyển lạnh, và năng lực kết nối đa phương thức như đường thủy – đường sắt – đường bộ, giúp đẩy nhanh tốc độ thông quan và giảm thời gian vận chuyển về Việt Nam.
6. Cảng Thiên Tân (Tianjin Port)

Mã quốc tế: CN TSN
Tên tiếng Anh: Tianjin Port
Cảng Thiên Tân là cửa ngõ hàng hải quan trọng tại phía Bắc Trung Quốc, đóng vai trò trung tâm kết nối khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc với mạng lưới thương mại toàn cầu.
Sản lượng container đạt 21.8 triệu TEU, có 147 tuyến container kết nối hơn 180 quốc gia và 500 cảng quốc tế. Đây cũng là cảng xuất khẩu than cốc lớn nhất Trung Quốc.
Với hệ thống hạ tầng cảng nước sâu hiện đại và năng lực vận hành tự động hóa hàng đầu, Thiên Tân là điểm đến lý tưởng cho doanh nghiệp Việt nhập khẩu các mặt hàng như sắt thép, máy móc, linh kiện, thực phẩm đông lạnh…
7. Cảng Hồng Kông (Hong Kong Port)

Mã quốc tế: HK HKG
Tên tiếng Anh: Hong Kong Port
Cảng Hồng Kông nằm tại vị trí chiến lược trong khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao, cảng có lợi thế vượt trội về kết nối quốc tế, thủ tục hải quan nhanh gọn và dịch vụ logistics chuyên nghiệp.
Sản lượng container của cảng đạt khoảng 14 triệu TEU, với mạng lưới tàu container dày đặc kết nối toàn cầu. Cảng Hồng Kông nổi bật ở các lĩnh vực như trung chuyển hàng hóa quốc tế với thời gian lưu cảng ngắn, đặc biệt giao thương mạnh với Đông Nam Á, Mỹ, châu Âu.
Với thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản hơn nhiều cảng nội địa Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để vận chuyển hàng hóa nhanh về Việt Nam. Đây là nơi Lý tưởng để nhập khẩu hàng hiệu, linh kiện điện tử, thiết bị y tế, đồng hồ, hàng hóa cao cấp.
8. Cảng Vịnh Bắc Bộ (Beibu Gulf Port)

Mã quốc tế: CN BGB
Tên tiếng Anh: Beibu Gulf Port
Nằm tại vị trí chiến lược kết nối Tây Nam Trung Quốc với ASEAN, Cảng Bắc Bộ Vịnh là cửa ngõ ra biển thuận tiện nhất cho khu vực nội địa phía Tây Trung Quốc. Với vai trò là trung tâm logistics của hành lang kinh tế Trung Quốc - ASEAN, cảng đang ngày càng trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực.
Năm 2024, sản lượng container đạt khoảng 9 triệu TEU, với 35 tuyến vận tải trực tiếp đến các cảng lớn của ASEAN, chiếm hơn 90% tổng số tuyến vận chuyển khu vực. Đây là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, máy móc nhẹ từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc, hoặc giao thương hai chiều với thị trường Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.
9. Cảng Hạ Môn (Xiamen Port)

Mã quốc tế: CN XMN
Tên tiếng Anh: Xiamen Port
Nằm bên bờ biển Đông Nam Trung Quốc, đối diện eo biển Đài Loan, Cảng Hạ Môn là một trong những cửa ngõ quan trọng kết nối Trung Quốc với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tính đến năm 2024, sản lượng container đạt khoảng 12.5 triệu TEU. Cảng có mạng lưới 186 tuyến hàng hải quốc tế, kết nối trực tiếp với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với thế mạnh về xuất khẩu thiết bị điện tử, pin, linh kiện, dệt may và thực phẩm, khu vực quanh Hạ Môn quy tụ hàng chục nghìn nhà máy tại Phúc Kiến, dễ dàng gom hàng để nhập khẩu về Việt Nam.
10. Cảng Đại Liên (Dalian Port)

Mã quốc tế: CN DLC
Tên tiếng Anh: Dalian Port
Cảng Đại Liên là cảng nước sâu tổng hợp lớn nhất Đông Bắc Trung Quốc, giữ vai trò cửa ngõ chiến lược ra biển của khu vực. Tính đến năm 2024, cảng đạt sản lượng khoảng 11.6 triệu TEU, với mạng lưới hơn 100 tuyến hàng hải quốc tế.
Với hệ thống số hóa và tự động hóa hiện đại, cảng đặc biệt phù hợp cho trung chuyển các nhóm hàng như thép, than, nông sản, thủy hải sản đông lạnh, linh kiện máy móc. Đồng thời, đây cũng là đầu mối quan trọng trong các tuyến vận tải xuyên lục địa kết nối Trung Quốc với Nga, Mông Cổ và châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt mở rộng giao thương đa chiều.
Trung Quốc hiện sở hữu hệ thống cảng biển lớn và hiện đại bậc nhất thế giới, là nguồn cung hàng hóa quan trọng cho thị trường Việt Nam. Từ các mặt hàng tiêu dùng, máy móc đến nguyên vật liệu sản xuất vận chuyển qua các cảng như Thượng Hải, Ninh Ba, Quảng Châu, Thiên Tân,… đều đóng vai trò kết nối trực tiếp với doanh nghiệp Việt.
Vietnam Logistics luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong từng bước từ gom hàng, vận chuyển đến xử lý thủ tục, giúp quá trình nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Liên hệ với chúng tôi ngay tại đây để được hỗ trợ!
Thông tin liên hệ
Email: vietnamlogistics.com.vn@gmail.com
Hotline: 0944.579.420
Facebook: Vietnam Logistics
Zalo OA: Vietnam Logistics - Nhập hàng Trung Quốc
Địa chỉ VPGD: 86 Nguyễn Ngọc Nại, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội