Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Quy định, thuế và thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

Ngày tạo: 2025-07-04 16:58:01

Xuất nhập khẩu tại chỗ là hình thức giao dịch thương mại quốc tế đặc biệt, trong đó hàng hóa không rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn được pháp luật công nhận là hoạt động xuất - nhập khẩu. Để hiểu rõ khái niệm, các trường hợp áp dụng, quy định thuế và thủ tục hải quan mới nhất, cùng Vietnam Logistics tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

 

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

 

Xuất nhập khẩu tại chỗ là trường hợp doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) ký hợp đồng mua bán, gia công, thuê, mượn hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, theo yêu cầu của thương nhân này, hàng hóa không được xuất ra nước ngoài mà được giao cho một đơn vị khác ngay trong lãnh thổ Việt Nam. 

 

Ví dụ: Công ty A (Việt Nam) sản xuất linh kiện theo đơn đặt hàng của Công ty B (nước ngoài). Theo thỏa thuận, Công ty A không gửi hàng ra nước ngoài mà giao trực tiếp cho Công ty C (cũng ở Việt Nam) – là đối tác do Công ty B chỉ định nhận hàng. Hàng được giao tận nơi, không xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng vẫn được coi là xuất nhập khẩu tại chỗ.

 

Hàng hóa tuy không di chuyển qua cửa khẩu quốc tế, mà được giao nhận trong nước (tại nhà máy, kho, xưởng…), nhưng vì có yếu tố chuyển quyền sở hữu liên quan đến bên nước ngoài, nên vẫn được pháp luật coi là hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải làm đầy đủ thủ tục hải quan, thuế và các chứng từ theo quy định như một giao dịch xuất nhập khẩu thông thường.

 

xuất nhập khẩu tại chỗ

 

Phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

 

Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC có quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ gồm 03 nhóm sau:

 

Nhóm 1: Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị mượn hoặc thuê; nguyên liệu, vật tư dư thừa và phế liệu, phế phẩm theo hợp đồng gia công theo quy định của khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

 

Ví dụ: Công ty A (nội địa) nhận gia công giày thể thao cho Công ty B (nước ngoài). Sau khi hoàn tất, Công ty A không xuất hàng ra nước ngoài mà giao sản phẩm cho Công ty C (ở Việt Nam) theo chỉ định của Công ty B. Đây là xuất khẩu tại chỗ theo Nhóm 1, hàng hóa là kết quả gia công theo hợp đồng với thương nhân nước ngoài.

 

Nhóm 2: Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

 

Ví dụ: Doanh nghiệp D (nội địa) bán nguyên liệu cho doanh nghiệp E (chế xuất trong khu công nghiệp). Vì E nằm trong khu phi thuế quan, nên hoạt động này được xem là xuất khẩu tại chỗ, và D phải làm thủ tục xuất khẩu.

 

Nhóm 3: Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (không có hiện diện tại Việt Nam) mà được thương nhân nước ngoài này chỉ định giao hoặc nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

 

Ví dụ: Công ty F (Việt Nam) bán lô mỹ phẩm cho Công ty G (nước ngoài, không có văn phòng đại diện tại Việt Nam). Theo hợp đồng, Công ty F không gửi hàng đi nước ngoài, mà giao trực tiếp cho Công ty H (tại TP.HCM) – do Công ty G chỉ định là đơn vị nhận hàng.

 

phân loại hàng xnk tại chỗ

 

Các quy định cần lưu ý khi thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ

 

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 (sửa đổi, bổ sung 2025): Bổ sung Điều 47a, công nhận xuất nhập khẩu tại chỗ là hình thức xuất nhập khẩu phải khai báo và chịu kiểm tra hải quan.

Nghị định 167/2025/NĐ-CP: Sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP, quy định cụ thể về thủ tục, địa điểm giao nhận, thời gian khai báo và trách nhiệm các bên.

Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC): Hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan, phân loại hàng thành 3 nhóm, mã loại hình tờ khai E42/E62 và hồ sơ khai báo.

Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14: Quy định quyền và nghĩa vụ trong giao dịch với thương nhân nước ngoài, là cơ sở xác định yếu tố “nước ngoài” trong XNK tại chỗ.

Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 (sửa đổi tại Luật 14/2024/QH15 và năm 2025):  Bổ sung quy định cho phép hàng xuất khẩu tại chỗ được áp dụng thuế suất 0% nếu đáp ứng đủ điều kiện hợp đồng, thanh toán, tờ khai.

Thông tư 05/2021/TT-BTC: Hướng dẫn miễn thuế xuất nhập khẩu với hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu tại chỗ nếu đáp ứng điều kiện.

 

quy định xuất nhập khẩu tại chỗ

 

Hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ có phải chịu thuế không?

 

Trong hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp cần lưu ý đến hai loại thuế chính: thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế xuất khẩu – nhập khẩu (XNK).

 

1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

 

Áp dụng thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu tại chỗ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện:

 

- Có hợp đồng với thương nhân nước ngoài

- Có văn bản chỉ định giao hàng tại chỗ

- Có tờ khai hải quan đã thông quan

- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng

 

2. Thuế xuất khẩu – nhập khẩu (XNK)

 

Hàng hóa có thể được miễn thuế nếu thuộc loại hình gia công hoặc sản xuất xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp có đủ hồ sơ chứng minh mục đích.

 

Ngược lại, nếu là giao dịch thương mại thông thường, chẳng hạn giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, không thuộc diện miễn, thì vẫn phải kê khai và nộp thuế đầy đủ.

 

thuế xuất nhập khẩu tại chỗ

 

Thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ

 

1. Hồ sơ hải quan cần có giấy tờ gì?

 

- Tờ khai hải quan: Dùng để kê khai thông tin của hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu

 

- Hợp đồng mua bán: Minh chứng nguồn gốc, xác thực hàng hóa

 

- Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT, chứng từ vận tải

 

- Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa: đảm bảo là loại hàng hóa được phép kinh doanh. Chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu về các mặt hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu theo quy định để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

 

- Chứng từ khác có liên quan tuỳ vào từng trường hợp cụ thể…

 

2. Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ cho từng bên

 

Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu phải cùng được thực hiện bởi 3 đối tượng là người xuất khẩu, người nhập khẩu và cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Mỗi đối tượng sẽ có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

 

Đối với người xuất khẩu

 

Bước 1: Người kê khai sẽ điền đầy đủ thông tin được yêu cầu trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải ghi rõ và chính xác vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”.

 

Bước 2: Người xuất khẩu sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hoặc hướng dẫn của cơ quan.

 

Bước 3: Sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan thì tiến hành giao kiện hàng đến cho người nhập khẩu.

 

Đối với người nhập khẩu

 

Bước 1: Người nhập khẩu phải khai thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, lưu ý cần ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy. Ở bước này bạn phải tiến hành thực hiện nghiêm túc theo đúng thời hạn quy định.

 

Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính xác, đúng thời hạn theo quy định.

 

Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu

 

Bước 1: Cơ quan sẽ theo dõi giấy tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu chứng từ đã hoàn thành đầy đủ thì tiến hành thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

 

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra thông tin được kê khai dựa trên kết quả phân luồng của Hệ thống hải quan.

 

Bước 3: Dựa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ được tổng hợp hàng tháng và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan.


Vietnam Logistics tự hào là công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín, chuyên nghiệp, minh. Liên hệ Vietnam Logistics tại đây để được hỗ trợ tra cứu danh mục hàng hóa, tư vấn thủ tục và cập nhật quy định mới nhất một cách chính xác và kịp thời.

 

Thông tin liên hệ

 

Email: vietnamlogistics.com.vn@gmail.com 

Hotline: 0944.579.420

Facebook: Vietnam Logistics  

Zalo OA: Vietnam Logistics - Nhập hàng Trung Quốc 

Địa chỉ VPGD: 86 Nguyễn Ngọc Nại, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

google-site-verification=dP1obBckfyyy27E336LufdVEykrTYc6ROmjp43koPIE