Các mẫu C/O phổ biến và các cơ quan cấp C/O (mới nhất 2025)

Ngày tạo: 2025-05-13 16:45:16

Việc lựa chọn đúng mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thuế quan, rút ngắn thủ tục và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu. Cùng Vietnam Logistics tham khảo các mẫu C/O phổ biến tại Việt Nam hiện nay và các cơ quan doanh nghiệp có thể xin cấp C/O theo quy định mới nhất 2025.

 

C/O là gì?

 

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là tài liệu được cấp dựa trên các quy định và yêu cầu về xuất xứ, nhằm xác định rõ nguồn gốc của hàng hóa. C/O dùng để chứng minh rằng sản phẩm được xuất khẩu từ một quốc gia cụ thể và đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ theo quy định hiện hành.

 

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu AK

 

 

Vai trò của C/O trong hoạt động thương mại quốc tế

 

C/O không chỉ đơn thuần là một chứng từ xác nhận xuất xứ, mà còn có vai trò quan trọng giúp đảm bảo tính hợp pháp, minh bạch và hiệu quả trong các giao dịch thương mại quốc tế. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O có một số vai trò chính sau: 

 

Xác minh nguồn gốc hàng hóa: C/O chứng minh mặt hàng được sản xuất tại quốc gia cụ thể (VD: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, v.v.), giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nhờ C/O hợp lệ.

 

Áp dụng ưu đãi thuế quan: Các hiệp định thương mại thường kèm ưu đãi thuế cho hàng hoá có C/O. Vì thế, loại chứng từ này còn là cơ sở để hải quan nước nhập khẩu xem xét mức thuế ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do (FTA), GSP, MFN… nếu hàng hóa đủ điều kiện.

 

Vai trò của C/O trong hoạt động thương mại quốc tế

 

Xây dựng uy tín doanh nghiệp: C/O giúp xác minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, góp phần ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng. Việc sở hữu đầy đủ giấy tờ hợp lệ thể hiện sự minh bạch, chuyên nghiệp của doanh nghiệp, từ đó thuận lợi hơn trong đàm phán và tạo lợi thị trường.

 

Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Việc có C/O giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng với đối tác, đồng thời là căn cứ để hưởng ưu đãi thuế và khiếu nại nếu bị từ chối bởi cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng khác.

 

Hỗ trợ thanh toán quốc tế: C/O thường là chứng từ bắt buộc trong bộ hồ sơ thanh toán theo thư tín dụng (L/C), giúp doanh nghiệp đáp ứng điều kiện ngân hàng và đảm bảo quá trình nhận tiền diễn ra thuận lợi, đúng hạn.

 

Các loại C/O phổ biến tại Việt Nam hiện nay

 

Việc lựa chọn đúng loại C/O là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích và tuân thủ pháp luật. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nắm rõ các quy định về C/O theo Luật Quản lý ngoại thương 2017, Nghị định 31/2018/NĐ-CP và các văn bản liên quan để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả và minh bạch. Hiện nay, C/O được chia thành hai nhóm chính: C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi. 

 

Các loại C/O ưu đãi

 

C/O ưu đãi chứng từ quan trọng được cấp cho hàng hóa xuất khẩu giữa các quốc gia kết hiệp định thương mại, giúp doanh nghiệp được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu. Việc sử dụng C/O ưu đãi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, còn tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa tiếp cận thị trường quốc tế nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi này, hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về xuất xứ, bao gồm việc sử dụng nguyên liệu thực hiện công đoạn sản xuất tại quốc gia xuất khẩu hoặc trong khối các nước tham gia hiệp định.

 

Các loại C/O ưu đãi

 

Dưới đây là một số loại C/O ưu đãi phổ biến:

 

Mẫu C/O  Đối tượng áp dụng
C/O Form A

Dành cho hàng xuất khẩu sang các nước áp dụng GSP (ưu đãi thuế quan phổ cập) như Nhật Bản, Canada, Thuỵ Sĩ... để được hưởng ưu đãi thuế dành cho các nước đang phát triển.

C/O Form D

Dành cho hàng xuất khẩu nội khối ASEAN để được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA).

C/O Form E

Dành cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại, trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).

C/O Form AK

 Áp dụng cho hàng xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).

C/O Form AJ

Dành cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản.

C/O Form AANZ

Áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc và New Zealand theo Hiệp định ASEAN – Úc – New Zealand.

C/O Form AI

Dành cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN – Ấn Độ.

C/O Form VC

Áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Chile theo Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – Chile.

C/O Form EAV

Dành cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á – Âu như Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.

C/O Form S

Áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào theo thỏa thuận song phương nhằm hưởng ưu đãi thuế.

C/O Form X

Áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Campuchia theo thỏa thuận song phương nhằm hưởng ưu đãi thuế.

 

 

Các loại C/O không ưu đãi 

 

C/O không ưu đãi xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu giữa các quốc gia không có hiệp định thương mại với nhau. Loại C/O này không mang lại lợi ích về thuế quan, vì không giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc cung cấp C/O không ưu đãi là bắt buộc để tuân thủ quy định pháp luật và tránh vi phạm về xuất xứ hàng hóa.

 

Các loại C/O không ưu đãi 

 

Dưới đây là một số loại C/O không ưu đãi phổ biến:

 

Mẫu C/O  Đối tượng áp dụng
C/O Form B

Cấp cho hàng xuất khẩu sang tất cả các nước không có hiệp định thương mại ưu đãi với Việt Nam. Dùng để chứng minh xuất xứ theo tiêu chuẩn không ưu đãi.

C/O Form ICO Cấp cho sản phẩm cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam, xuất khẩu sang các nước thành viên của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO). Dùng để kiểm soát lượng xuất khẩu chứ không liên quan đến ưu đãi thuế.
C/O Form T (Textile) Cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo các hạn ngạch hoặc quy định đặc biệt, trong khuôn khổ các cam kết song phương cũ giữa Việt Nam và EU. Hiện ít sử dụng vì EVFTA đã thay thế một phần.
C/O Form Mexico (Anexo III) Cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico, theo quy định riêng của Mexico đối với xuất xứ không ưu đãi.
C/O Form Venezuela Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Venezuela, theo yêu cầu riêng của nước này đối với xuất xứ không ưu đãi.
C/O Form Peru

Cấp cho hàng giày dép và một số sản phẩm khác xuất khẩu sang Peru, theo quy định riêng của Peru (ngoài các FTA mà Peru tham gia).

 

C/O không ưu đãi, dù không mang lại lợi ích thuế, vẫn rất quan trọng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, giúp bảo vệ thị trường và người tiêu dùng khỏi hàng kém chất lượng. Loại C/O này giúp người nhập khẩu xác định nguồn gốc hàng hóa, tính toán chi phí nhập khẩu chính xác và bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu.

 

Cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O tại Việt Nam mới nhất 2025

 

C/O (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa) do nhà sản xuất tự phát hành không được coi là C/O chính thức, vì:

 

- Không có giá trị pháp lý để hưởng ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu.

- Chỉ mang tính tham khảo trong nội bộ hoặc hỗ trợ chứng minh nguồn gốc khi có yêu cầu riêng.

- Không được chấp nhận bởi hải quan nếu quốc gia nhập khẩu yêu cầu C/O hợp lệ từ cơ quan có thẩm quyền.

 

Vậy hiện nay, cơ quan nào có thẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam? Doanh nghiệp nên nộp hồ sơ ở đâu? Cùng Vietnam Logistics tìm hiểu thông tin mới nhất dưới đây.

 

Cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O tại Việt Nam mới nhất 2025

 

Bộ Công Thương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý và cấp C/O tại Việt Nam. Bộ này ủy quyền cho các đơn vị trực thuộc hoặc các cơ quan sau đây:

 

1. Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực 

 

Hiện nay, các loại C/O được cấp chủ yếu thông qua các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực, được phân bổ theo địa bàn từng tỉnh/thành. Đây là nơi tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và cấp phát C/O cho doanh nghiệp theo ủy quyền của Bộ Công Thương.

 

Một số phòng QL XNK tiêu biểu:

 

- Phòng QL XNK khu vực Hà Nội

- Phòng QL XNK khu vực TP. Hồ Chí Minh

- Phòng QL XNK khu vực Hải Phòng

- … và các khu vực khác trên toàn quốc.

 

2. Các Ban quản lý KCX - KCN

 

Một số Ban Quản KCX – KCN tại địa phương cũng được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O, đặc biệt các địa phương hoạt động xuất khẩu mạnh trong KCX/KCN. Tuy nhiên, không phải tất cả Ban Quản đều quyền cấp C/O – việc này phụ thuộc vào quyết định ủy quyền của Bộ theo từng thời điểm địa phương.

 

3. Hệ thống điện tử ECOSYS – Nộp hồ sơ C/O trực tuyến

 

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã triển khai hệ thống cấp C/O điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia: https://ecosys.gov.vn. Thông qua hệ thống này, doanh nghiệp có thể:

 

- Đăng ký tài khoản

- Nộp hồ sơ xin cấp C/O online

- Tra cứu, theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ

- Nhận C/O bản điện tử (đối với một số form như e-Form D)

 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tra cứu chi tiết các cơ quan, tổ chức cấp C/O tại địa chỉ: https://ecosys.gov.vn/Homepage/DepartmentView.aspx

 

Lưu ý điểm mới: Trước đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng được ủy quyền cấp một số loại C/O (Form B, ICO, hàng dệt may...). Tuy nhiên, theo Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025, Bộ Công Thương đã thu hồi toàn bộ quyền cấp C/O của VCCI. Vì vậy, kể từ ngày 5/5/2025, VCCI không còn được phép cấp bất kỳ loại C/O nào. 

 

Vietnam Logistics hỗ trợ tư vấn xin cấp C/O nhanh chóng

 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, chứng từ hoặc chưa biết chọn loại C/O nào phù hợp, đội ngũ Vietnam Logistics sẵn sàng hỗ trợ từ A–Z:

 

- Tư vấn loại C/O phù hợp với từng thị trường

- Hướng dẫn khai báo hồ sơ xin C/O điện tử

- Dịch vụ ủy quyền xin cấp C/O uy tín

 

Vietnam Logistics hỗ trợ tư vấn xin cấp C/O nhanh chóng

 

Liên hệ Vietnam Logistics - Nhập hàng Trung Quốc tại đây để được tư vấn và hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O uy tín, an toàn!

 

Có thể bạn quan tâm: CO CQ là gì? Tại sao quan trọng trong xuất nhập khẩu? 

 

Thông tin liên hệ

 

Email: vietnamlogistics.com.vn@gmail.com 

Hotline: 0944.579.420

Facebook: Vietnam Logistics  

Zalo OA: Vietnam Logistics - Nhập hàng Trung Quốc 

Địa chỉ VPGD: 86 Nguyễn Ngọc Nại, P.Khương Mai, Q.Thanh Xuân, TP. Hà Nội