RVC là gì? Tại sao RVC quan trọng trong xuất nhập khẩu?

Ngày tạo: 2025-05-15 16:25:32

Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) yếu tố quan trọng để xác định sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại hay không. Việc hiểu tính đúng RVC giúp doanh nghiệp dễ dàng xin C/O tối ưu hóa chi phí xuất khẩu. Cùng Vietnam Logistics tìm hiểu hơn trong bài viết dưới đây.

 

1. RVC là gì? (Regional Value Content)

 

RVC là gì? (Regional Value Content)

 

RVC (Regional Value Content), hay Hàm lượng giá trị khu vực, là một tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa dựa trên tỷ lệ phần trăm giá trị được tạo ra từ các nguyên liệu, lao động và chi phí sản xuất trong khu vực có hiệu lực của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Nếu sản phẩm đạt tỷ lệ RVC tối thiểu theo quy định, doanh nghiệp có thể xin Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu.

 

Ví dụ: Một doanh nghiệp tại Việt Nam muốn nhập khẩu máy xay sinh tố từ Trung Quốc theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Để được hưởng thuế nhập khẩu 0%, sản phẩm cần đạt tối thiểu 40% hàm lượng giá trị khu vực (RVC) được tạo ra tại Trung Quốc hoặc các nước thành viên ASEAN.

 

2. Tại sao RVC quan trọng trong xuất nhập khẩu?

 

RVC là yếu tố quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế - đặc biệt khi doanh nghiệp muốn hưởng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) như EVFTA, RCEP, CPTPP…. Dưới đây là những lý do khiến RVC trở thành tiêu chí quan trọng:

 

Tại sao RVC quan trọng trong xuất nhập khẩu?

 

RVC quyết định hưởng ưu đãi thuế hay không

 

Để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), hàng hóa cần chứng minh đạt tỷ lệ RVC tối thiểu (thường là 35%–45%). Nếu không đạt mức này, doanh nghiệp phải chịu thuế nhập khẩu thông thường (MFN), cao hơn rất nhiều so với thuế ưu đãi. Điều này có thể làm tăng chi phí nhập khẩu và giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.

 

RVC gắn với chiến lược sản xuất

 

RVC liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Để đủ điều kiện xin C/O và được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi, doanh nghiệp cần chủ động tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt tỷ lệ RVC theo quy định. Khi đạt chuẩn RVC, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí XNK, tăng lợi nhuận và giúp sản phẩm dễ cạnh tranh hơn ở thị trường nước ngoài. Đây cũng là một chiến lược sản xuất giúp doanh nghiệp chủ động hội nhập và tận dụng các hiệp định thương mại hiệu quả hơn. 

 

Rủi ro pháp lý khi sai lệch về RVC

 

Nếu khai sai hoặc không chứng minh đúng tỷ lệ RVC, doanh nghiệp có thể bị truy thu thuế ưu đãi đã hưởng, chịu phạt hành chính và mất uy tín trong quan hệ thương mại quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đối mặt với nguy cơ bị đưa vào diện kiểm tra gắt gao hơn trong các lần nhập khẩu tiếp theo, ảnh hưởng đến hoạt động XNK lâu dài.

 

3. Khi nào cần dùng tiêu chí RVC?

 

Doanh nghiệp thường áp dụng tiêu chí RVC trong các trường hợp sau:

 

- Không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS (CTH, CTSH).

- Hàng hóa có nhiều linh kiện nhập khẩu nhưng vẫn đạt tỷ lệ giá trị khu vực cao.

- Doanh nghiệp muốn chứng minh hàng hóa sản xuất trong nước để hưởng ưu đãi.

Khi nào cần dùng tiêu chí RVC?

 

Hầu hết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đều có hiệu lực hai chiều, nghĩa là cả Việt Nam và nước đối tác đều cam kết giảm thuế nhập khẩu cho nhau khi hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo FTA đó. Một số Hiệp định thương mại sử dụng tiêu chí RVC bao gồm:

 

- ATIGA (Sử dụng C/O Form D): Áp dụng cho hàng hóa XNK giữa các nước ASEAN.

- AKFTA (Sử dụng C/O Form AK): Áp dụng cho giao thương giữa ASEAN và Hàn Quốc.

- EVFTA (Sử dụng C/O mẫu EUR.1): Áp dụng cho hàng hóa Việt Nam – EU

 

- AJCEP (Sử dụng Form AJ): Phạm vi áp dụng giữa các nước ASEAN với Nhật Bản.

 

- CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

 

4. Cách RVC phổ biến

 

RVC (Regional Value Content) được tính dựa trên tỷ lệ đóng góp trong tổng giá trị sản phẩm bởi các quốc gia thành viên trong Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Có 2 cách tính RVC phổ biến là: 

 

Cách RVC phổ biến

 

Cách 1: Tính RVC trực tiếp

 

 

Cách 2: Tính RVC gián tiếp

 

Hầu hết các FTA cho phép doanh nghiệp chọn một trong hai cách tính RVC (trực tiếp hoặc gián tiếp). Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên kiểm tra kỹ quy định riêng của từng hiệp định, vì có thể có sự khác biệt về cách tính. Nhìn chung, phương pháp tính gián tiếp được ưu tiên sử dụng hơn vì không yêu cầu phải liệt kê các yếu tố như lợi nhuận, chi phí phân bổ hay chi phí nhân công, giúp thủ tục đơn giản và dễ thực hiện hơn.

 

5. Ngưỡng RVC phổ biến trong các FTA

 

Hiệp định

Ngưỡng RVC thường áp dụng

ATIGA

40%

AKFTA

40%

AIFTA

35%

EVFTA

40% – 45%

CPTPP

40% (trực tiếp) hoặc 50% (gián tiếp)

 

Lưu ý một số sản phẩm có ngưỡng riêng, như:

 

- Cua, tôm (mã HS 1605.10/20): 35%

- Phụ tùng ô tô (mã HS 8708.40): 45%

6. Bảng kê giá trị khu vực (Bảng kê RVC)



Bảng kê giá trị khu vực (RVC) là chứng từ bắt buộc trong hồ sơ xin C/O khi hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực. Bảng kê dùng để chứng minh sản phẩm đáp ứng tỷ lệ giá trị khu vực theo quy định của các hiệp định thương mại (FTA), gồm nguyên liệu có xuất xứ, chi phí nhân công, sản xuất…

 

Trong bảng kê RVC, doanh nghiệp cần:

 

- Liệt kê đầy đủ và rõ ràng tất cả các nguyên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm, bao gồm nguyên liệu có xuất xứ (từ Việt Nam hoặc nước thuộc FTA) và nguyên liệu không có xuất xứ.

- Cung cấp các giấy tờ chứng minh nguồn gốc và giá trị của nguyên liệu, như: hóa đơn GTGT, tờ khai hải quan nhập khẩu, C/O của nguyên liệu (nếu có), bản khai từ nhà sản xuất, hợp đồng mua hàng,…

Việc kê khai chính xác và minh bạch sẽ giúp cơ quan cấp C/O dễ dàng kiểm tra và xét duyệt hồ sơ nhanh hơn, đồng thời tránh được các rắc rối như bị trả hồ sơ, chậm tiến độ giao hàng hoặc bị truy thu thuế. Dưới đây là bảng kê giá trị khu vực RVC mẫu của Vietnam Logistics:

 

Bảng kê giá trị khu vực (Bảng kê RVC)

 

7. Dịch vụ hỗ trợ C/O – RVC tại Vietnam Logistics

 

Nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn trong việc Kê khai bảng kê giá trị khu vực RVC, Chuẩn bị hồ sơ xin C/O và Thực hiện các thủ tục khai báo hải quan nói chung. Vietnam Logistics luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ:

 

- Tư vấn tiêu chí RVC phù hợp từng mặt hàng và FTA

 

- Kiểm tra chứng từ, hạn chế rủi ro bị từ chối C/O 

 

- Hỗ trợ gom hàng, tối ưu chi phí xuất khẩu

 

- Và các dịch vụ XNK hàng hoá liên quan khác

 

Dịch vụ hỗ trợ C/O – RVC tại Vietnam Logistics

 

Liên hệ ngay để tối ưu hóa thủ tục xuất nhập khẩu và tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA với Vietnam Logistics tại đây !

 

Có thể bạn quan tâm: Các mẫu C/O phổ biến và các cơ quan cấp C/O (mới nhất 2025) 

 

Thông tin liên hệ

 

Email: vietnamlogistics.com.vn@gmail.com 

Hotline: 0944.579.420

Facebook: Vietnam Logistics  

Zalo OA: Vietnam Logistics - Nhập hàng Trung Quốc 

Địa chỉ VPGD: 86 Nguyễn Ngọc Nại, P.Khương Mai, Q.Thanh Xuân, TP. Hà Nội